Bệnh viêm âm đạo là gì? Nguyên nhân và cách chữa

Cập nhật 10:00 Ngày 02/03/2024

Viêm âm đạo là một trong những loại bệnh phụ khoa thường gặp, bệnh bắt nguồn từ rất nhiều nguyên nhân khác nhau. Tuy nhiên, rất nhiều chị em do chủ quan và không đi thăm khám, chữa trị, hoặc tự ý đi mua thuốc về để chữa trị khiến bệnh không những không khỏi, trái lại còn tiến triển nghiêm trọng hơn. Vậy bệnh viêm âm đạo là gì, nguyên nhân và cách chữa như thế nào?

Bệnh viêm âm đạo là gì?

Viêm âm đạo là gì?

Viêm âm đạo (hay còn gọi là nhiễm trùng âm đạo) là hiện tượng nhiễm trùng ở ngay âm đạo và thường xảy ra khi các lợi khuẩn phát triển quá mức, không kiểm soát được. Từ đó khiến các hại khuẩn nhanh chóng phát triển và gây mất cân bằng tại khu vực này.

Hiện tượng viêm nhiễm cũng có thể xảy ra ở âm hộ, tức là một bộ phận ở cơ quan sinh dục của nữ giới, nhưng là ở bên ngoài vùng kín. Bệnh đặc trưng bởi cảm giác ngứa ngáy, đau rát ở vùng kín kèm khí hư ra nhiều bất thường.

Khi âm đạo bị mất cân bằng, các tác nhân có hại sẽ nhanh chóng tấn công vào âm đạo, đồng thời bắt đầu phá hủy chức năng bảo vệ, ngăn ngừa mầm bệnh của âm đạo. Hậu quả là gây ra bệnh viêm âm đạo – loại bệnh viêm nhiễm phụ khoa thường gặp nhất.

Thông thường, tỷ lệ người mắc phải bệnh viêm âm đạo thường là những chị em đang trong độ tuổi sinh sản. Tuy nhiên, những bé gái trong độ tuổi dậy thì, phụ nữ đang bước vào thời kỳ tiền mãn kinh – mãn kinh lại là đối tượng dễ mắc phải bệnh.

Bệnh viêm âm đạo là loại bệnh phụ khoa rất dễ để nhận biết do các biểu hiện thường cụ thể, rõ ràng. Các triệu chứng điển hình của bệnh viêm âm đạo bao gồm:

Triệu chứng viêm âm đạo

Bệnh viêm âm đạo nếu chữa trị muộn, các tác nhân có hại có thể xâm nhập sang các bộ phận trong cơ quan sinh sản và gây ra tình trạng viêm nhiễm vừa làm ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày, vừa làm ảnh hưởng tới khả năng sinh sản, thậm chí là dẫn đến vô sinh hiếm muộn ở nữ giới.

Nguyên nhân gây viêm âm đạo

Theo nghiên cứu, bệnh viêm âm đạo xảy ra do sự tấn công của các tác nhân có hại như vi khuẩn, nấm, ký sinh trùng, trùng roi…, chúng sẽ nhanh chóng xâm nhập vào âm đạo qua nhiều nguyên nhân, yếu tố dưới đây:

Quan hệ tình dục không an toàn

Thói quen quan hệ tình dục không an toàn, lành mạnh, đặc biệt là quan hệ với nhiều bạn tình, quan hệ thô bạo sẽ có nguy cơ cao mắc phải các bệnh lý viêm nhiễm, trong đó có bệnh viêm âm đạo.

Ngoài ra, việc quan hệ tình dục không an toàn còn khiến chị em mắc phải các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục như sùi mào gà, mụn rộp sinh dục, HIV… do quá trình quan hệ, niêm mạc sinh dục dễ bị trầy xước, tổn thương và mầm bệnh sẽ nhanh chóng xâm nhập vào cơ thể.

Quan hệ tình dục không an toàn

Vệ sinh không sạch sẽ

Do người bệnh không vệ sinh vùng kín sạch sẽ, lười vệ sinh, đặc biệt là không vệ sinh cẩn thận trong những ngày hành kinh, trước và sau khi quan hệ tình dục, sau khi sinh nở, nạo phá thai… sẽ tạo cơ hội cho các loại nấm, vi khuẩn, tạp khuẩn tấn công vào âm đạo và gây ra viêm nhiễm.

Lười thay quần lót

Hàng ngày, bộ phận sinh dục của nữ giới sẽ đào thải ra chất bẩn, khí hư và chúng sẽ tích tụ ở đáy quần lót. Do đó, nếu không thay quần lót hàng ngày hoặc thường có thói quen mặc lại quần lót, mặc quần lót chật chội, ẩm ướt sẽ rất dễ mắc phải các bệnh viêm nhiễm phụ khoa, điển hình là bệnh viêm âm đạo.

Lạm dụng thuốc kháng sinh

Bệnh viêm âm đạo cũng bắt nguồn từ việc nữ giới lạm dụng các loại thuốc kháng sinh điều trị bệnh. Do trong thành phần của thuốc kháng sinh vô tình tiêu diệt các lợi khuẩn có trong âm đạo, từ đó khiến môi trường này mất cân bằng, từ đó dẫn đến nhiễm trùng.

Tốt nhất, bệnh nhân nên tham khảo kỹ ý kiến của các bác sĩ trước khi sử dụng kháng sinh để điều trị bệnh.

Thực hiện các thủ thuật không đảm bảo

Một số trường hợp nạo phá thai, hút thai, thực hiện các thủ thuật phụ khoa nếu thực hiện không đảm bảo, các thiết bị không được vô trùng cẩn thận hoặc do các bác sĩ thực hiện có sai sót sẽ làm tổn thương, từ đó khiến mầm bệnh xâm nhập vào và gây ra viêm nhiễm phụ khoa.

Hoặc sau khi sinh đẻ, nạo hút thai, đặt vòng tránh thai… mà bệnh nhân không chú ý vệ sinh sạch sẽ, đầy đủ sẽ rất dễ mắc phải các bệnh phụ khoa như viêm âm đạo, viêm cổ tử cung, viêm phần phụ…

Vệ sinh vùng kín không đúng cách

Rất nhiều chị em có thói quen sử dụng các sản phẩm vệ sinh vùng kín như xà phòng, dung dịch vệ sinh, thuốc xịt âm đạo, tampon… nhưng lại sử dụng không đúng cách cũng dễ gây tổn thương, hậu quả là khiến cô bé bị mất cân bằng gây nên tình trạng nhiễm trùng.

Ngoài ra, bệnh viêm âm đạo cũng bắt nguồn từ một số nguyên nhân khác như rối loạn nội tiết tố, không thay băng vệ sinh đúng cách, bị nhiễm khuẩn trong quá trình sinh nở, teo âm đạo…

Cách chữa viêm âm đạo

Để biết cách chữa viêm âm đạo hiệu quả, bác sĩ chuyên khoa sẽ tiến hành thăm khám, kiểm tra cẩn thận. Sau đó, tùy vào từng trường hợp mà bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân cách chữa phù hợp. Ở mỗi người, tình trạng bệnh không giống nhau nên cách chữa trị cũng có sự khác nhau.

Cách chữa nội khoa

Đây là cách chữa hiệu quả dành riêng cho những trường hợp mắc bệnh viêm âm đạo ở mức độ nhẹ, mức độ tổn thương chưa nhiều. Sau khi thăm khám cụ thể, bác sĩ sẽ kê cho bệnh nhân một số loại thuốc như thuốc uống, thuốc bôi, thuốc đặt, dung dịch vệ sinh vùng kín có tác dụng ngăn ngừa mầm bệnh phát triển, giúp làm giảm các biểu hiện của bệnh.

Để việc chữa trị có hiệu quả, bệnh nhân cần sử dụng thuốc theo đúng chỉ định, hướng dẫn của bác sĩ. Không tự ý sử dụng thêm thuốc, thay thế thuốc hoặc dừng khi chưa có sự đồng ý để tránh gặp phải các tác dụng phụ không mong muốn.

Cách chữa ngoại khoa

Với các trường hợp bệnh nhân bị viêm âm đạo ở mức độ nặng, việc chữa trị bằng thuốc hầu như không có tác dụng, bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân chữa bằng một số cách chữa hiện đại như kỹ thuật Ozone, đồng thời sử dụng thêm thuốc kháng sinh đặc trị.

Phần lớn các cách chữa viêm âm đạo hiện đại đều mang lại nhiều ưu điểm như điều trị nhanh chóng, an toàn, không gây tác dụng phụ, không đau đớn, điều trị nhanh chóng, ngăn ngừa bệnh tái phát hiệu quả.

Như vậy, bài viết này đã giải đáp chi tiết về bệnh viêm âm đạo, nguyên nhân và cách chữa để các bạn nắm rõ hơn. Nếu còn thắc mắc, băn khoăn gì, các bạn có thể nhấp vào khung chat trực tuyến để được giải đáp thêm nhé.

Bộ y TếSở Y tếY tế Hà Nội